Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.
Xem Mục 2.17, Khoản 2, Điều 16 – Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, Thông tư hợp nhất thuế TNDN số 66/VBHN-BTC ngày 09/12/2019
Ví dụ 01: Công ty A ngày 01/01/20xx đã vay 02 khoản phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty A đã góp đủ vốn điều lệ theo hồ sơ đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch đầu tư. Xác định chi phí được trừ và không được trừ cho 02 khoản vay dưới đây:
1/ Khoản vay 01: Vay ngân hàng Vietcombank 1.000.000.000 đồng, lãi suất vay 10,5%/ năm.
2/ Khoản vay 02: Vay cá nhân NLĐ X số tiền 500.000.000 đồng, lãi suất vay 17%/năm. Lãi suất cơ bản Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay là 8%/năm.
Giải:
- Khoản vay 01: Toàn bộ lãi vay tại NH TMCP Vietcombank, Công ty A được trừ toàn bộ. Tổng chi phí lãi vay được trừ (nguyên năm 20xx) = 1.000.000.000 đ * 10,5% = 105.000.000 đ
- Khoản vay 02:
- Vốn vay: 500.000.000 đ
- Lãi suất được trừ = 8% * 150% = 12 % (xem quy định ở trên)
- Lãi vay được trừ theo quy định = Vốn vay * Lãi suất được trừ = 500.000.000 * 12% = 60.000.000 đ
- Vậy tổng CP lãi vay được trừ = 105.000.000 đ + 60.00.000 đ = 165.000.000 đ
- Chi phí lãi vay không được trừ = Tổng chi phí lãi vay – Chi phí lãi vay được trừ.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ (đối với doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.
Chi trả lãi tiền vay trong quá trình đầu tư đã được ghi nhận vào giá trị của tài sản, giá trị công trình đầu tư –> Không được trừ, lãi vay này được vốn hóa vào TSCĐ và thực hiện khấu hao sau này –> nếu khấu hao vào CP kinh doanh trong kỳ thì được trừ.
Trường hợp doanh nghiệp đã góp đủ vốn điều lệ, trong quá trình kinh doanh có khoản chi trả lãi tiền vay để đầu tư vào doanh nghiệp khác thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
Chi trả lãi tiền vay tương ứng với vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của doanh nghiệp không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
– Trường hợp số tiền vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu thì toàn bộ lãi tiền vay là khoản chi không được trừ.
– Trường hợp số tiền vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu theo tiến độ góp vốn:
+ Nếu doanh nghiệp phát sinh nhiều khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền vay không được trừ bằng tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay. –> Công thức tóm tắt: Chi phí lãi vay không được trừ = Tổng lãi các khoản vay * (Vốn điều lệ thiếu / Tổng số tiền các món vay)—> Trong đó: Tổng lãi các khoản vay = Món vay i * Lãi suất vay món i (i=1-> n)
Lưu ý: (Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này) –> ĐƯỢC HIỂU LÀ LẤY LÃI SUẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ –> Lãi suất tối đa là 150% * LS cơ bản NHNN công bố
+ Nếu doanh nghiệp chỉ phát sinh một khoản vay thì khoản chi trả lãi tiền không được trừ bằng số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
–> Công thức tóm tắt: Chi phí lãi vay không được trừ = Vốn điều lệ thiếu * Lãi suất khoản vay * Thời gian góp vốn điều lệ thiếu
(Lãi vay thực hiện theo quy định tại điểm 2.17 Điều này) –> ĐƯỢC HIỂU LÀ LẤY LÃI SUẤT THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ –> Lãi suất tối đa là 150% * LS cơ bản NHNN công bố
Xem Mục 2.18, Khoản 2, Điều 16 – Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, Thông tư hợp nhất thuế TNDN số 66/VBHN-BTC ngày 09/12/2019
Ví dụ 02:
Công ty A ngày 01/01/20xx đã vay 02 khoản phục vụ sản xuất kinh doanh. Công ty A góp thiếu vốn điều lệ theo hồ sơ đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch đầu tư số tiền 500.000.000 đ. Xác định chi phí được trừ và không được trừ cho 02 khoản vay dưới đây:
1/ Khoản vay 01: Vay ngân hàng Vietcombank 1.000.000.000 đồng, lãi suất vay 10,5%/ năm.
2/ Khoản vay 02: Vay cá nhân NLĐ X số tiền 500.000.000 đồng, lãi suất vay 17%/năm. Lãi suất cơ bản Ngân hàng nhà nước công bố tại thời điểm vay là 8%.
Giải:
- Xác định thuộc trường hợp, số tiền vay > Vốn điều lệ còn thiếu và DN có nhiều khoản vay.
- Áp dụng công thức: Chi phí lãi vay không được trừ tương ứng với VĐL góp thiếu = Tổng lãi các khoản vay * (Vốn điều lệ thiếu / Tổng số tiền các món vay). Trong đó:
- Vốn điều lệ còn thiếu: 500.000.000 đồng
- Tổng số tiền các món vay: 1.000.000.0000 + 500.000.000 đ = 1.500.000.000 đồng
- Tổng lãi các khoản vay:
- Lãi vay khoản 01: Tổng lãi vay = 1.000.000.000 đ * 10,5% = 105.000.000 đ
- Lãi vay khoản 02 = 500.000.000 đ * (8% * 150%) = 60.000.000 đồng (Tổng lãi vay tính theo quy định tại mục 2.17, Khoản 02, Điều 16 – Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, Thông tư hợp nhất thuế TNDN số 66/VBHN-BTC ngày 09/12/2019)
- Tổng lãi các khoản vay = 105.000.000 + 60.000.000 = 165.000.000 đ
- Vậy Chi phí lãi vay không được trừ tương ứng với VĐL góp thiếu = Tổng lãi các khoản vay * (Vốn điều lệ thiếu / Tổng số tiền các món vay) = 165.000.000 * (500.000.000 / 1.500.000.000) = 55.000.000 đồng
- Vậy tổng chi phí lãi vay được trừ = Tổng CP lãi vay hợp pháp theo quy định – Lãi vay không được trừ = 165.000.000 đ – 55.000.000 đ = 110.000.000 đ
- Chi phí lãi vay không được trừ = Tổng chi phí lãi vay thực tế – Chi phí lãi vay được trừ = [1.000.000.000 * 10,5% + 500.000.000 * 17%] – 110.000.000 = KẾT QUẢ
Ths. Huỳnh Minh Đại, CCHN Đại lý thuế Tổng cục thuế – Bộ Tài chính, Phone: 0905583661 (Zalo), SaoThangNam Co.,Ltd